Thu hút đầu tư vào nông nghiệp - CÔNG TY TNHH TM DV PHONG VƯỢNG PHÁT

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp - CÔNG TY TNHH TM DV PHONG VƯỢNG PHÁT

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp - CÔNG TY TNHH TM DV PHONG VƯỢNG PHÁT

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp - CÔNG TY TNHH TM DV PHONG VƯỢNG PHÁT

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp - CÔNG TY TNHH TM DV PHONG VƯỢNG PHÁT
Thu hút đầu tư vào nông nghiệp - CÔNG TY TNHH TM DV PHONG VƯỢNG PHÁT
0787211777
DANH MỤC SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Holtine
0787211777

Ms.Hương : 0937604379

Ms.Gấm: 0787211777

Ms Ngọc : 0901559266

Ms Hiền : 0907648948

pvp7988@gmail.com
FANPAGE FAEBOOK
HÌNH ẢNH
TIN TỨC SỰ KIỆN
Thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Khuyến khích tập trung đất đai

Trong việc xây dựng chính sách khuyến khích DN tham gia đầu tư vào nông nghiệp, vấn đề nổi cộm cần có hướng giải quyết dứt điểm là chính sách về đất đai. Để hạn chế mặt tiêu cực của tích tụ, tập trung đất đai, Nhà nước cần đề ra các điều kiện để chọn được các DN có nhu cầu thật sự, có tiềm lực kinh tế, nhằm tránh hiện tượng “tích tụ, hay tập trung trá hình”, khi tích tụ đất thì đưa ra mục đích làm nông nghiệp nhưng sau một thời gian thì chuyển mục đích sử dụng sang làm thương mại… Một giải pháp mà các chuyên gia đề ra là phải tuân thủ quy hoạch sử dụng đất một cách triệt để. Đất đã dành cho nông nghiệp thì không được chuyển sang mục đích khác.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam, khẳng định, cần thiết phải làm rõ hai khái niệm tích tụ và tập trung đất đai. Trong đó, tích tụ thì thay đổi “chủ sở hữu”, còn tập trung thì người có quyền sử dụng đất vẫn giữ được “quyền sở hữu tài sản” của mình đối với đất. Trong hai hình thức này, nên chú ý đến hình thức tập trung và cần có chính sách khuyến khích tập trung đất đai. Có nhiều hình thức tập trung đất đai, gồm: các hộ dân tự liên kết trong tổ hợp tác, hay hợp tác xã (HTX); DN liên kết với nông dân và với HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại; nông dân góp vốn bằng đất hoặc cho DN thuê đất, nhất là những cơ sở pháp lý cho quá trình tập trung đất. Cần chú ý chấp nhận một bộ phận người nông dân không có đất phải đi làm thuê; xóa bỏ tư duy người sử dụng lao động là người bóc lột, vì xu hướng này hiện nay không còn tồn tại. Trên thực tế, người sử dụng lao động nông nghiệp hiện nay rất chú ý tạo điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần để giữ chân người lao động. Vấn đề đặt ra là làm sao để trong quá trình tập trung đất đai, một bộ phận người nông dân rời đất một cách chủ động chứ không bị cưỡng ép.

Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, đề xuất, chính quyền các địa phương cần chịu trách nhiệm tạo quỹ đất sạch cho DN thuê. Nhà nước hỗ trợ phần thu nhập từ hoa màu trên đất cho các hộ đã bàn giao đất nhưng DN chưa tổ chức sản xuất được do chưa kết thúc quá trình đàm phán với các hộ dân; được ký hợp đồng thuê đất nông nhiệp, thuê mặt nước với chính quyền địa phương nhận ủy quyền của hộ nông dân, HTX tổ hợp tác.

Về tín dụng, DN có DA nông nghiệp nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu được phép sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khi có ủy quyền của bên góp đất) để thế chấp ngân hàng vay vốn, DN được sử dụng tài sản hình thành trên đất thuê hoặc đất góp vốn làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Nhà nước bảo đảm hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ tầng đến hàng rào của DA có xây dựng vùng nguyên liệu tập trung do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư quy định. Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia cho các DN. Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Đất đai tạo điều kiện cho DN đầu tư vào nông nghiệp.

Không “cào bằng” hỗ trợ

Dù nhiều tiềm năng nhưng thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn ít là vì sản xuất nông nghiệp rủi ro cao, độ co giãn tiêu dùng nông sản rất thấp, bảo hiểm về nông nghiệp đã triển khai nhưng chưa thật sự hiệu quả; thực hiện theo mô hình liên kết, nhưng các DN trong chuỗi lại không hợp tác với nhau, hợp đồng giữa DN và nông dân chưa bền chặt. Động lực của tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay phải là DN. Nhưng ở nước ta, lâu nay DN vẫn cho rằng việc đầu tư vào nông nghiệp có xác suất rủi ro khá cao do phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, lượng vốn đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm. Vì lý do đó, họ không muốn mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, các chính sách hỗ trợ nông nghiệp Nhà nước ban hành rất nhiều. Nhưng hầu hết đánh giá tác động của các chính sách đó đều cho rằng… ít hiệu quả. Chúng ta cũng đã có các gói hỗ trợ của ngân hàng (NH) cho vay theo chuỗi giá trị, cho vay thu mua tạm trữ, cho vay mua máy móc, vật tư nông nghiệp... thế nhưng đến nay, hầu hết các NH không muốn cho vay theo các chương trình hỗ trợ lãi suất, vì Nhà nước chậm trả lãi suất hỗ trợ cho các NH. Điều này cho thấy chính sách ban hành nhưng thực hiện thì chưa triệt để. Nếu làm tốt những chính sách đã có, giảm thủ tục sao cho tốt hơn, quyết liệt hơn, thì vẫn tạo ra hiệu quả trong bối cảnh chưa thể sửa được các luật. Để giải bài toán dài hạn cho thu hút đầu tư nông nghiệp, cần sự thay đổi mô hình sản xuất một cách đa dạng và cần cơ chế phân chia lợi ích hợp lý giữa người nông dân và DN. Các chính sách phải hướng đến phân bổ hợp lý các nguồn lực; vốn, đất đai, lao động, môi trường kinh doanh.

Cùng quan điểm trên, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình, cho rằng, nếu chưa xác định được chủ thể mà đã đưa chính sách vào thì sẽ không hiệu quả. Trong tình hình hiện nay, phải tổ chức lại lực lượng sản xuất, lấy DN làm chủ thể. Chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp phải tạo được môi trường để thúc đẩy chứ không thể lấy NSNN để giúp DN. Cả nước hiện có tới gần 5.000 DN trong nông nghiệp, mỗi DN chỉ cần một DA đầu tư thôi, nhà nước hỗ trợ 3 - 5 tỷ đồng/DN thì cần tới 25.000 tỷ đồng. Đấy là chưa tính đến ngành nông nghiệp đang muốn có hàng chục nghìn DN nữa ra đời, nếu cứ hỗ trợ tiền, thì lấy tiền ở đâu?

Việc hỗ trợ chỉ thật sự cần thiết với DN nhỏ, DN khởi nghiệp, còn đối với những DN lớn quan trọng là tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh. Thay vì cách hỗ trợ thiếu thực tế, chỉ cần miễn thuế cho các DN khi đầu tư vào nông nghiệp là được rồi. DN nông nghiệp bây giờ cũng phải nộp thuế VAT, thuế thu nhập DN, rồi cả thuế thu nhập cá nhân, họ lấy sức đâu ra để phát triển?

Ông Trần Mạnh Báo kiến nghị, Nhà nước miễn thuế thu nhập cho các DN ngành nông nghiệp, có thế mới khuyến khích được nông dân thành lập DN. Nhà nước cũng cần có chính sách rõ ràng về thị trường vì thị trường hiện nay rất lộn xộn. Phải có tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn cho sản phẩm nông sản. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ phải được thực hiện nghiêm, vì vừa làm vừa ra sản phẩm đã có sản phẩm nhái, giả… Đặc biệt, thủ tục hành chính cần hết sức đơn giản mới mong thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp… DN cần Nhà nước cho tiếp cận được vốn vay, chứ không cần ưu đãi lãi suất, vì tiêu cực phí để làm các thủ tục vay vốn có khi còn nhiều hơn cả ưu đãi lãi suất…

Về vấn đề này, theo Bộ Trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) là cơ quan chủ trì và Bộ NN&PTNT là cơ quan quản lý chuyên ngành nghiên cứu xem xét sửa đổi NĐ trong tháng 9-2017. Bộ NN&PTNT sẽ thu thập, tổng hợp các ý kiến đóng góp để hoàn thiện nội dung trước khi trình Chính phủ thông qua để NĐ bổ sung, sửa đổi NĐ 210 thật sự hiệu quả khi đi vào cuộc sống. Cần phải khẳng định, DN là chủ thể dẫn dắt trong liên kết giá trị chuỗi trong nông nghiệp Việt Nam. Chính vì thế, NĐ này phải tháo gỡ khó khăn bằng cơ chế, tháo nút thắt và cách tiếp cận cơ chế về tín dụng và chính sách đất đai đó là tích tụ ruộng đất, tài sản trên đất. Cơ quan quản lý cần nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động, nhất là về thủ tục hành chính không gây khó khăn phiền hà; tiếp tục phân cấp và minh bạch không để trục lợi về chính sách.

TIN TỨC SỰ KIỆN

Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch - Cánh chim đầu đàn

Giàu sức trẻ, lòng nhiệt huyết và hơn hết là tình cảm gắn bó, sẻ chia giữa một tập thể đồng lòng, người lao động Điện lực Dầu khí Việt Nam luôn đặt...
VIDEO CLIP
Copyright © 2017 by CÔNG TY TNHH TM DV PHONG VƯỢNG PHÁT. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd